MÔ HÌNH HAI ĐÁY (DOUBLE BOTTOM) LÀ GÌ?
Mô hình Hai đáy (Double
Bottom) là một trong những mô hình đảo chiều hiệu quả dùng để vào lệnh,
được nhiều nhà đầu tư (Trader) sử dụng vì độ chính xác khi giao dịch
Forex. Liệu bạn đã nắm vững và vào lệnh đúng chưa?To get more news about
mô hình hai đáy, you can visit wikifx.com official website.
Mô hình Hai Đáy là gì?
Mô
hình Double Bottom hay còn gọi là mô hình hai đáy, là một mô hình có xu
hướng đảo chiều xuất hiện sau giai đoạn thị trường giảm, có hình dạng
tương tự chữ W.
Khi chạm đáy thứ nhất, tỷ giá sẽ có xu hướng đảo
chiều trong ngắn hạn. Tại vùng tỷ giá kết thúc đảo chiều trong ngắn hạn
sẽ tạo thành đỉnh giữa. Từ đỉnh giữa, tỷ giá tiếp tục đảo chiều quay về
xu hướng giảm trước đó và tạo thành đáy thứ hai của Mô hình Hai Đáy.Để
giao dịch theo mô hình Hai đáy (Double Bottom): thị trường phải nằm
trong xu hướng giảm.
Nhà đầu tư cần phải xác định đúng xu hướng thị
trường. Khi thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc đi ngang mô hình
sẽ không thể phát huy hiệu quả như khi thị trường đang nằm trong xu
hướng giảm.
Quy tắc giao dịch thứ hai: Hai đáy phải ngang bằng nhau hoặc chỉ được CHÊNH LỆCH tối đa là 10 pip
Mô hình Hai Đáy nằm gần như ngang bằng nhau, có thể xê dịch một chút cho phép hai đáy chênh nhau tối đa là 10 pip.
Nếu
trong trường hợp hai đáy chênh lệch quá nhiều, đặc biệt là đáy sau thấp
hơn đáy trước, nhà đầu tư cần phải có thêm một vài yếu tố nữa để xác
định xu hướng vào lệnh như các cụm nến đảo chiều từ giảm sang tăng như
Bullish Engulfing hoặc Morning Star. Để chắc chắn hơn, nên chờ thêm các
tín hiệu phân kỳ từ chỉ số MACD hoặc RSI.
Quy tắc giao dịch thứ ba: Chỉ mua giao dịch theo Mô hình Hai đáy (Double Bottom) khi đường viền cổ bị phá vỡ
Sau
khi xác định xu hướng thị trường và các điểm cần có để hình thành nên
một xu hướng đảo chiều, cần phải chờ sự xác nhận cho thấy lực mua đủ
mạnh để phá vỡ Đường viền cổ (Neckline).
Nếu có tín hiệu xác nhận, điều này chứng tỏ mô hình bắt đầu hình thành và bạn có thể bắt đầu BUY (mua vào) được rồi.
Quy
tắc giao dịch thứ tư: Điểm chốt lời (Take Profit) bằng khoảng cách giá
được tính từ đỉnh cao nhất của Đường viền cổ đến Đáy thứ hai
Mô
hình Hai Đáy rất dễ đảo chiều, cần phải linh hoạt để tránh giá chạy
ngược gây thua lỗ. Vì thế, ngoài việc đặt chốt lời (take profit) nhà đầu
tư nê đặt cắt lỗ (stop loss).
Quy tắc giao dịch thứ năm: Điểm cắt lỗ luôn được đặt tại dưới Hai đáy (vùng hỗ trợ) hoặc phía dưới râu nến
Với
mô hình này, cần đặt cắt lỗ tại điểm thấp nhất của đáy thứ hai hoặc
dưới râu nến. Chú ý để tránh trượt giá (slippage), nhà đầu tư nên đặt
cắt lỗ cách đáy khoảng 2 pip.
Xu hướng trước khi hình thành mô hình 2
đáy: Xu thế giảm giá kéo dài vài tháng. Các mô hình 2 đáy xuất hiện
trong các khung thời gian càng ngắn hơn thì độ tin cậy sẽ càng kém dần
Đáy đầu tiên: Đáy đầu tiên đánh dấu điểm thấp nhất của xu hướng hiện thời
Vùng
đỉnh giữa Hai Đáy: Sau đáy thấp đầu tiên, một đợt tăng giá xảy ra điển
hình điều chỉnh khoảng 10 đến 20% của xu hướng giảm giá trước đó tạo
thành vùng đỉnh (peak), hình dáng của vùng đỉnh này có thể bầu tròn hoặc
nhọn
Đáy thứ hai: Đợt giảm sau vùng đỉnh thường xảy ra với khối
lượng giao dịch (volume) cao và gặp phải vùng hỗ trợ từ đáy đầu tiên.
Thời gian giữa 2 đáy có thể dao động từ vài tuần đến vài tháng mà tiêu
chuẩn là 1 đến 3 tháng. Hai đáy có thể thấp bằng nhau hoặc đôi khi có
mức chênh lệch chút ít
Đợt tăng giá sau đáy thứ hai: Đợt tăng giá
sau đáy thứ 2 thể hiện sự mở rộng khối lượng giao dịch và tốc độ tăng
nhanh dần mà minh chứng bằng một hoặc hai khoảng trống giá (gap). Đợt
tăng giá như thế cho thấy sức cung hơn sức cầu và việc test vùng kháng
cự đang tiềm ẩn
Sự phá vỡ kháng cự: Ngay sau khi giá tăng lên vùng
kháng cự thì mô hình 2 đáy và sự đảo chiều vẫn chưa hoàn thành. Việc phá
vỡ vùng kháng cự tại điểm cao nhất giữa 2 đáy sẽ hoàn thành mô hình 2
đáy. Điều này cũng làm xuất hiện sự gia tăng khối lượng giao dịch
Vùng
kháng cự trở thành vùng hỗ trợ: Vùng kháng cự đã bị phá vỡ sẽ trở thành
vùng hỗ trợ tiềm năng và đôi khi giá có khả năng giá test lại vùng hỗ
trợ mới này bằng một đợt điều chỉnh đầu tiên. Việc giá test như thế có
thể tạo cơ hội thứ 2 cho việc đóng một trạng thái bán hoặc bắt đầu vào
trạng thái mua
Mục tiêu giá: Khoảng cách từ mức phá vỡ kháng cự
(breakout) đến đáy có thể được cộng với mức giá tại điểm phá vỡ
(breakout) để có mục tiêu giá (target)
The Wall